Anhbanner1
Kiên quyết, kiên trì chữa bệnh không dám nói, không dám phê bình trong Đảng

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: sở dĩ cách mạng phát triển, tiến bộ mãi, càng gặp nhiều gian khổ càng thêm mạnh mẽ chính là nhờ có phê bình và tự phê bình. Từ đó, Người yêu cầu toàn thể cán bộ, đảng viên cần làm gương mẫu thật thà phê bình và tự phê bình để tự giáo dục bản thân, giáo dục nhân dân nhằm làm tròn sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Vấn đề dám nói, dám phê bình được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta nêu ra từ rất sớm. Ngay trong Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1930, ghi rõ: “Bất cứ về vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên phải phục tùng mà thi hành”. Hồ Chí Minh cũng thường xuyên nhắc nhở cùng với dám nói, dám phê bình, chỉ rõ sai phạm, khuyết điểm thì cần phải sửa chữa, khắc phục để tiến bộ. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về vấn đề này. Vào năm 1956, Hồ Chí Minh thẳng thắn chỉ ra: “Chúng ta đã thấy sai lầm khuyết điểm, Bộ Chính trị quyết ra sức sửa chữa. Tôi thay mặt Trung ương kêu gọi toàn thể đảng viên, toàn thể cán bộ, toàn thể nhân dân đều phải ra sức giúp Bộ Chính trị sửa chữa. Toàn Đảng ta, toàn dân ta đoàn kết nhất trí, thì dù sai lầm khuyết điểm nhiều mấy, chắc chắn cũng sửa chữa được”.

anh tin bai

 

2, Từ thực tế của Đảng, của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những phân tích sâu sắc về tác hại của tình trạng không dám nói, không dám phê bình trong Đảng. Tháng 10 – 1947, Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm nổi tiếng Sửa đổi lối làm việc: “Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói ra, do uất ức hóa ra oán ghét, chán nản”.

Hồ Chí Minh chỉ rõ hậu quả của việc không dám nói, không dám phê bình sẽ làm cho cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng nhân dân với Đảng rời xa nhau, vì thế mà rất có hại cho Đảng, cho cách mạng, “mà gây nên lôi thôi trong Đảng”, “là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”. Người còn nêu ra nguyên nhân của tình trạng không dám nói, không dám phê bình: “Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù” là khác”. Từ đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo “phải lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng” và Người nhấn mạnh: nghe rồi thì phải sửa chữa.

3. Nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình, phát huy tinh thần dám nói, dám phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra nhiều giải pháp để các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cùng nghiêm túc triển khai thực hiện. Theo Hồ Chí Minh, phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân  “không dám tự phê bình, không muốn người ta phê bình mình, không kiên quyết sửa chữa”. Người yêu cầu Đảng phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình. Người nhấn mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ cấp trên cần phải làm gương mẫu thật thà tự phê bình, đồng thời, phải hoan nghênh và khuyến khích mọi người phê bình mình.

Trong công tác xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới vừa qua, Đảng ta luôn thể hiện bản lĩnh, sự cầu thị, tính lành mạnh của một Đảng chân chính cách mạng bằng việc quan tâm thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình, chỉ ra và kiên quyết khắc phục sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm. Nhiều chủ trương, biện pháp, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng được ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả trên thực tế, trong đó có nội dung liên quan đến tinh thần dám nói, dám phê bình của cán bộ, đảng viên. Điển hình như vấn đề rèn luyện đội ngũ cán bộ theo tinh thần “7 dám” (Dám nghĩ; Dám nói; Dám làm; Dám chịu trách nhiệm; Dám đổi mới, sáng tạo; Dám đương đầu với khó khăn, thử thách; Dám hành động vì lợi ích chung). Đảng yêu cầu từng cán bộ, đảng viên phải tự ý thức học tập, rèn luyện nhân cách, đạo đức, phong cách, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, tiên phong, gương mẫu, thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng và lời thề khi vào Đảng” và nhấn mạnh: ai không dám nói, không dám làm thì đứng sang một bên cho người khác làm.

4. Những nỗ lực nâng cao chất lượng thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình đã góp phần thiết thực vào công tác xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh, đủ uy tín, năng lực lãnh đạo cách mạng không ngừng phát triển.

Tuy nhiên, yêu cầu ngày càng cao của Đảng, của cách mạng trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng phải có nhiều cố gắng hơn nữa để đẩy mạnh tinh thần dám nói, dám phê bình trong nội bộ Đảng. Hiện nay, Đảng đã thẳng thắn, công khai chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, như: trong việc tự phê bình của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì còn tình trạng thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong việc phê bình của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh. Đáng chú ý là biểu hiện lợi dụng việc thực hiện phê bình và phê bình “để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng”.

Cùng với việc chủ động, tích cực khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên, các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên của Đảng còn phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, chống phá của các thế lực thù địch, thế lực xấu, khi chúng cố tình phủ nhận, xuyên tạc nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng ta, xuyên tạc, vu cáo trong Đảng không coi trọng tự phê bình và phê bình, chỉ bao che, lợi ích nhóm hay trù dập, đấu đá lẫn nhau; cán bộ, đảng viên không dám nói, dám phê bình, chỉ ngậm miệng ăn tiền… Nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên là “không cho phép ai lợi dụng việc đấu tranh khắc phục khuyết điểm, tiêu cực để bôi nhọ, kích động chống phá Đảng ta, chống phá sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta”.

Trước mắt, toàn Đảng, từng tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần đoàn kết thống nhất, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Đảng, của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng với phương châm “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”, “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”… để “xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.

Nguồn bài viết: huongsenviet.com
Công Minh
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
THƯ VIỆN VIDEO
Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định gợi mở 5 vấn đề tại ĐHĐB Hội Nông dân tỉnh Lai Châu
  • Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định gợi mở 5 vấn đề tại ĐHĐB Hội Nông dân tỉnh Lai Châu
  • Hướng tới giải Marathon báo Tiền phong lần thứ 64 tại tỉnh Lai Châu
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đối thoại với hộ sản xuất kinh doanh giỏi và cán bộ, hội viên nông dân
  • Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (Part 02)
  • Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (Part 01)
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

HỘI NÔNG DÂN TỈNH LAI CHÂU

Trụ sở cơ quan: Tầng 6, Nhà C, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Lai Châu

Điện thoại: 02133876428     Fax:

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trịnh Văn Tám - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Giấy phép số: 47/GP - TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lai Châu cấp ngày 24/08/2020

Ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin trên website này

Email: bbthndlaichau@gmail.com - Website : http://hoinongdan.laichau.gov.vn/ - Facebook: https://www.facebook.com/hoinongdantinhlaichau/

Đăng nhập hệ thống

Chung nhan Tin Nhiem Mang