Anhbanner1
Nông sản hàng hóa Than Uyên - Những dấu ấn

Từ lâu, câu truyền khẩu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” đã in sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Tây Bắc nói chung và huyện Than Uyên nói riêng về độ phì nhiêu, màu mỡ của cánh đồng ở mỗi địa phương. Trong đó, cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên) lớn thứ 3 vùng Tây Bắc nằm thoải giữa thung lũng của thị trấn, xã Phúc Than và xã Mường Than. Mùa này, bà con tất bật dẫn nước, làm đất, cấy lúa tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Thỉnh thoảng cơn gió ùa về lòng chảo tạo nên vùng tiểu khí hậu khá đặc biệt trên cánh đồng. Bởi thế “gió Than Uyên” cũng là “đặc sản” của thung lũng này. Gió rít mạnh, quẩn quanh lòng chảo, gió hanh khô nhưng gần 2.000ha đất trồng lúa nhờ bàn tay cần cù chịu thương, chịu khó của người dân vẫn làm nên những mùa vàng bội thu. Cánh đồng Mường Than được coi là vùng trọng điểm của huyện và đang được gieo trồng 100% giống mới chất lượng cao, năng suất bình quân 52-65 tạ/ha.

Xã Hua Nà – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước quý giá, là yếu tố thiên thời, địa lợi để giống lúa séng cù sinh trưởng, phát triển tốt. Gạo séng cù ở Hua Nà có đặc trưng riêng không dễ vùng nào có được, hạt gạo trắng trong, căng tròn, khi xay xát ít bị vỡ nát, cơm dẻo thơm, hương vị đậm đà. Chính bởi hương vị đặc biệt này, gạo séng cù đang dần chinh phục được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Bởi thế, Hua Nà đã phát triển trên 50ha lúa séng cù và sẽ tiếp tục được nhân rộng.

Tới chợ thị trấn Than Uyên, nhộn nhịp người bán-mua gạo séng cù. Một số chủ hàng cho biết, gạo séng cù luôn trong tình trạng “cháy hàng”, nhất là những ngày giáp tết. Nhiều khách hàng còn tìm đến các cơ sở, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đặt mua làm quà trong dịp tết này. Còn anh Nùng Văn Phát ở bản Hua Nà, xã Hua Nà không giấu nổi niềm vui: “Gia đình tôi có hơn 2.000m2 ruộng cấy 100% giống séng cù. Gạo rất thơm, ngon, dẻo và giá thành cao hơn nhiều so giống lúa khác”.

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gạo đặc sản séng cù Than Uyên”. Huyện giao Hợp tác xã Thanh Xuân (xã Mường Cang) sử dụng thương hiệu và làm chuỗi liên kết với nông dân. Đơn vị ký kết bao tiêu sản phẩm gạo séng cù với trên 200 hộ sản xuất 30ha lúa ở địa bàn 2 xã: Hua Nà, Mường Cang và xây dựng hệ thống giàn sấy công nghiệp, nhà xưởng xay xát, chế biến, đóng gói đáp ứng tiêu chuẩn. Hợp tác xã Thanh Xuân còn phối hợp với Huyện đoàn Than Uyên mở cửa hàng tại thị trấn Than Uyên để trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ nông sản hàng hóa, trong đó có các mặt hàng: trái cây, thịt sấy, cá sấy, gạo séng cù, gạo nếp tan pỏm… Qua đó, giúp khách hàng dễ tiếp cận với các mặt hàng nông sản địa phương.

Các sản phẩm nông sản hàng hóa huyện Than Uyên được trưng bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Sản phẩm nông sản hàng hóa của huyện Than Uyên được trưng bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, đến nay, các vùng nguyên liệu của huyện Than Uyên dần hình thành. Trong đó có vùng sản xuất lúa hàng hóa 1.300ha/năm, vùng ngô 1.600ha, vùng chè 1.300ha, trên 230ha cây ăn quả, 926ha mắc ca. Phương thức chăn nuôi dần chuyển từ thả rông, lấy sức kéo sang chăn nuôi tập trung có kiểm soát, nuôi hướng thịt với trên 20 cơ sở chăn nuôi, phát triển 337 lồng cá trên lòng hồ thủy điện Huội Quảng, Bản Chát. Đặc biệt, huyện xác định được các sản phẩm chủ lực gồm gạo, chè, cá; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và chuỗi liên kết giá trị sản phẩm gạo séng cù. Có 7 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Bên cạnh sản xuất quy mô nông hộ, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp ngày càng tăng với 18 đơn vị đang hoạt động ở lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Văn Thăng – Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết: “Khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường gắn với chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, huyện đặt ra mục tiêu đến năm 2025 diện tích lúa chất lượng cao 1.500ha (750ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Globalgap), 1.660ha ngô, 2.000ha chè, 300ha cây ăn quả, 2.000ha mắc-ca, 40 cơ sở chăn nuôi, trên 1.000 lồng cá. Ngoài ra, có 5 sản phẩm nông sản được cấp chứng nhận địa lý, 11 sản phẩm nông sản OCOP. Thực hiện tốt việc này, ngoài công tác tuyên truyền, huyện tăng cường xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm, vận động các doanh nghiệp đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm theo phương thức liên kết “4 nhà”, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật”.

Ngoài ra, huyện vận dụng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp từ các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, vốn sự nghiệp khoa học... Hàng năm, cân đối bố trí tối thiểu 10% từ nguồn thu sử dụng đất của huyện để hỗ trợ sản xuất nông sản hàng hóa tập trung và huy động nguồn vốn tổ chức, cá nhân. Đồng thời, khuyến khích hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân, nhất là xây dựng mô hình sản xuất “nông - lâm nghiệp kết hợp” hoặc mô hình sản xuất “nông - lâm nghiệp kết hợp với du lịch và dịch vụ”, các trang trại quy mô vừa và lớn.

Những dấu ấn trong sản xuất hàng hóa nông sản của huyện Than Uyên cũng như định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2020-2025 sẽ góp phần khai thác tối đa tiềm năng lợi thế sẵn có, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Tác giả: Tùng Phương - baolaichau.vn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
THƯ VIỆN VIDEO
Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định gợi mở 5 vấn đề tại ĐHĐB Hội Nông dân tỉnh Lai Châu
  • Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định gợi mở 5 vấn đề tại ĐHĐB Hội Nông dân tỉnh Lai Châu
  • Hướng tới giải Marathon báo Tiền phong lần thứ 64 tại tỉnh Lai Châu
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đối thoại với hộ sản xuất kinh doanh giỏi và cán bộ, hội viên nông dân
  • Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (Part 02)
  • Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (Part 01)
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

HỘI NÔNG DÂN TỈNH LAI CHÂU

Trụ sở cơ quan: Tầng 6, Nhà C, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Lai Châu

Điện thoại: 02133876428     Fax:

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trịnh Văn Tám - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Giấy phép số: 47/GP - TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lai Châu cấp ngày 24/08/2020

Ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin trên website này

Email: bbthndlaichau@gmail.com - Website : http://hoinongdan.laichau.gov.vn/ - Facebook: https://www.facebook.com/hoinongdantinhlaichau/

Đăng nhập hệ thống

Chung nhan Tin Nhiem Mang