Anhbanner1
Giới thiệu chương trình OCOP tỉnh Lai Châu

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH LAI CHÂU

(Trích quyết định số: 836/QĐ-UBND, ngày 31/7/2019 của UBND tỉnh Lai Châu)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ tỉnh đến xã.

- Đến năm 2020 hoàn thiện, nâng cấp chuẩn hoá 51 sản phẩm của các địa phương, triển khai ít nhất 4 bản du lịch (chi tiết tại phụ lục 01); tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị, trong đó:

+ Đối với cấp tỉnh: Lựa chọn ít nhất 02 sản phẩm có lợi thế nhất để tập trung ưu tiên phát triển sâu theo chuỗi giá trị, phấn đấu đạt tiêu chí sản phẩm OCOP tỉnh Lai Châu (4-5 sao).

+ Đối với cấp huyện: Mỗi huyện, thành phố lựa chọn ít nhất 02 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung chỉ đạo phát triển và hoàn thiện sản phẩm (theo phụ lục 01).

- Củng cố, kiện toàn các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 tổ chức kinh tế (doanh ghiệp, HTX) tham gia.

- Tập huấn nâng cao năng lực 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện tham gia trực tiếp triển khai Chương trình OCOP; 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký tham gia Chương trình OCOP.III. II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

 Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Việc thông tin, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cấp xã, thôn; qua các hội nghị, hội thảo, bản tin, chuyên đề, câu chuyện sản phẩm gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể...

2. Hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP

2.1. Cấp tỉnh

- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh.

- Cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng và công nhận sản phẩm ở cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

2.2. Cấp huyện

- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện, thành phố.

- Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế.

2.3. Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

3. Triển khai thực hiện Chu trình OCOP

- Chu trình OCOP được triển khai thực hiện thường niên theo 06 bước (phụ lục 1, Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ) đảm bảo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn - Các cơ sở sản xuất đề xuất trực tiếp theo nhu cầu và khả năng thực tế.

- Triển khai tài liệu hướng dẫn để các địa phương triển khai thực hiện Chu trình một cách rộng rãi, khách quan; tập trung cho công tác hướng dẫn, tập huấn, tư vấn tại chỗ, kết nối nguồn lực cho việc phát triển ý tưởng sản phẩm, triển khai các dự án sản xuất kinh doanh.

4. Tập trung chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP

4.1. Rà soát, đánh giá tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm hiện có (51 sản phẩm), định hướng các tổ chức kinh tế nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP. Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có đảm bảo mục tiêu đề ra, trước mắt thực hiện chỉ đạo điểm đối với một số sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh, bao gồm:

- Nhóm sản phẩm Thực phẩm.

- Nhóm sản phẩm Đồ uống.

- Nhóm sản phẩm Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.

- Nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng OCOP.

4.2. Khuyến khích, thu hút, hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm.

4. Tổ chức đánh giá, xếp hạng và công bố kết quả xếp hạng sản phẩm

Đánh giá xếp hạng sản phẩm theo Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm của Trung ương ban hành; đảm bảo các quy định về quản lý chất lượng sn phẩm hàng hóa, dịch vụ trong Chương trình OCOP.

5. Đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Triển khai đào tạo cán bộ theo Khung đào tạo của Chương trình OCOP (phụ lục 3, Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ), tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý triển khai thực hiện Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cơ sở; lãnh đạo quản lý, lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP đảm bảo hiệu quả và thực tiễn.

- Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh theo hình thức TOT, đồng thời triển khai sâu rộng đến cấp huyện, xã từ năm 2019.

- Tổ chức thực hành phát triển ý tưởng sáng tạo sản phẩm, quản lý sản xuất, maketing cho đội ngũ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất đảm bảo tính thực tiễn, sát thực.

Trong quá trình triển khai công tác đào tạo, tập huấn, chú trọng kết hợp với Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đ đa dạng hóa nội dung và nguồn lực.

7. Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

- Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, chú trọng thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao.

- Chú trọng phát triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá, bán sản phẩm OCOP.

- Xây dựng, phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu vực đông dân cư, khu vực phát triển du lịch, phân phối sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại

8. Huy động nguồn lực

- Nguồn lực từ cộng đồng: Huy động nguồn lực từ cộng đồng như: Nguồn vốn, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ... được triển khai phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức kinh tế dưới dạng góp vốn để triển khai các hoạt động theo Chu trình OCOP.

- Vốn tín dụng: Chủ yếu từ nguồn tín dụng ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất, huy động nguồn lực hỗ trợ từ các quỹ đầu tư, các đối tác phát triển quốc tế, các tổ chức tài chính khác.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: Bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã.

Nguồn QĐ Số: 836/QĐ-UBND, ngày 31/7/2019 của UBND tỉnh Lai Châu

 

QD_836_1signed_20190801043844415410.pdf

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
THƯ VIỆN VIDEO
Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định gợi mở 5 vấn đề tại ĐHĐB Hội Nông dân tỉnh Lai Châu
  • Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định gợi mở 5 vấn đề tại ĐHĐB Hội Nông dân tỉnh Lai Châu
  • Hướng tới giải Marathon báo Tiền phong lần thứ 64 tại tỉnh Lai Châu
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đối thoại với hộ sản xuất kinh doanh giỏi và cán bộ, hội viên nông dân
  • Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (Part 02)
  • Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (Part 01)
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

HỘI NÔNG DÂN TỈNH LAI CHÂU

Trụ sở cơ quan: Tầng 6, Nhà C, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Lai Châu

Điện thoại: 02133876428     Fax:

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trịnh Văn Tám - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Giấy phép số: 47/GP - TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lai Châu cấp ngày 24/08/2020

Ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin trên website này

Email: bbthndlaichau@gmail.com - Website : http://hoinongdan.laichau.gov.vn/ - Facebook: https://www.facebook.com/hoinongdantinhlaichau/

Đăng nhập hệ thống

Chung nhan Tin Nhiem Mang