Anhbanner1
Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND, ngày 11/12/2019)

 (1). Đối tượng áp dụng: Hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn các huyện, thành phố.

(2). Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2020-2025: Hỗ trợ phát triển 10 ha đối với các loại dược liệu quý, có giá trị y tế và kinh tế cao: Sâm Lai Châu (03 ha), Bảy lá một hoa (05 ha), Lan Kim tuyến (02 ha). Thu hút đầu tư xây dựng 02 cơ sở sản xuất giống; 01 cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi liên kết. Phấn đấu 03 nhãn hiệu chứng nhận dược liệu trở lên. Tập trung phát triển trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên phát triển các loại dược liệu khác, như: Hà thủ ô đỏ, Đảng sâm, Đương quy, Xuyên khung, Actisô... với diện tích định hướng trên 250 ha.

- Giai đoạn 2026-2030: Kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đối với các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái của tỉnh, diện tích định hướng phát triển trên 600 ha.

(3). Cơ chế, chính sách hỗ trợ:

a) Hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 đối với các loại cây dược liệu: Sâm Lai Châu, Bảy lá một hoa, Lan Kim tuyến:

- Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 50% chi phí mua giống; 50% giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo định mức kỹ thuật

- Điều kiện hỗ trợ:

+ Đối với hộ gia đình cá nhân: Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lai Châu, có hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu với các tổ chức kinh tế.

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác: Có tư cách pháp nhân, trực tiếp đầu tư phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lai Châu, có dự án đầu tư trong danh mục dự án thu hút đầu tư của tỉnh theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ; có dự án liên kết hoặc hợp đồng liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

b) Hỗ trợ bảo tồn, hoàn thiện quy trình, nhân giống dược liệu: Thực hiện theo đề tài nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết; hỗ trợ khuyến nông, đào tạo tập huấn, vật tư, bao bì nhãn mác sản phẩm; hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ về đất đai, tiếp cận tín dụng...

Thực hiện theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ ban hành về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2019, Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu

6. Tuyên truyền Nghị quyết số: 39/2019/NQ-HĐND, ngày 11/12/2019, của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu về Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2025:

(1) Mục tiêu cụ thể:

- Đảm bảo an ninh lương thực toàn vùng, tổng sản lượng lương thực có hạt trên 131.800 tấn. Bình quân lương thực 497 kg/người/năm.

- Phát triển diện tích cây ăn quả tại những nơi có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái phù hợp; hình thành vùng sản xuất tập trung phấn đấu trồng mới 2.295 ha, đưa tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng trên 6.500 ha.

- Phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao, trồng chè mới 1.700 ha, đưa tổng diện tích toàn vùng lên trên 3.860 ha; bảo tồn và phát triển (trồng bổ sung và phát triển trồng mới) vùng chè cổ thụ gắn với du lịch, diện tích trên 300 ha.

- Phát triển cây dược liệu tại những vùng có điều kiện thuận lợi tại các xã vùng cao; trồng mới 10 ha dược liệu: Sâm Lai Châu, Bảy lá một hoa, Lan Kim tuyến.

- Tốc độ tăng đàn gia súc 4,5%/năm; nuôi cá lồng 50.000m3.

- Phát triển diện tích trồng Quế trên 3.000 ha, trong đó trồng mới trên 2.000 ha. Trồng cây Sơn tra trên 1.000 ha, trong đó trồng mới trên 265 ha.

- Phát triển trồng rừng kinh tế với quy mô trên 3.000 ha.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 15 xã. Bình quân đạt 15 tiêu chí trên xã (theo bộ tiêu chí hiện tại).

(2). Nhiệm vụ

a) Về trồng trọt:

- Cây lúa: Đến năm 2025, diện tích sản xuất lúa nước trên 17.900 ha; năng suất bình quân đạt 48,4 tạ/ha, sản lượng 86.664 tấn. Phát triển lúa hàng hóa tập trung với quy mô 690 ha, sản lượng 3.105 tấn.

- Cây ngô: Khuyến khích chuyển đổi 633 ha ngô hiện có sang trồng các cây khác (Mường Tè 400 ha, Sìn Hồ 83 ha, Phong Thổ 150 ha). Đến năm 2025 diện tích ngô còn khoảng 13.660 ha, năng suất bình quân 33,06 tạ/ha, sản lượng 45.172 tấn.

- Cây ăn quả:

+ Cây ăn quả ôn đới: Đầu tư chăm sóc, thâm canh 400 ha hiện có, tiếp tục trồng mới 384 ha tại các huyện: Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích cây ăn quả ôn đới 784 ha.

+ Cây chuối: Tập trung phát triển vùng chuối hiện có, tiếp tục trồng mới 1.100 ha tại các huyện:Phong Thổ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Tam Đường và Sìn Hồ. Đến năm 2025 diện tích chuối toàn vùng 4.370 ha.

- Cây chè:

+ Phát triển trồng mới 1.700 ha tại các huyện: Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Sìn Hồ, Than Uyên. Nâng tổng số diện tích chè toàn vùng lên 3.860 ha.

+ Vùng chè cổ thụ: Trồng bổ sung và phát triển trồng mới gắn với thành lập hợp tác xã thu hút, liên kết doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại các huyện: Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Uyên, Tam Đường với quy mô trên 300 ha.

- Cây dược liệu:

+ Duy trì trên 1.200 ha diện tích cây dược liệu hiện có. Trồng mới 10 ha các loại cây dược liệu: Sâm Lai Châu, Bảy lá một hoa, Lan Kim tuyến tại các huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ, Tân Uyên.

+ Kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đối với các loại cây dược liệu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái của tỉnh. Ưu tiên phát triển các loài dược liệu như: Đảng sâm, Đương quy, Xuyên khung, Actisô... với diện tích định hướng trên 250 ha.

b) Về chăn nuôi, thủy sản:

- Phát triển chăn nuôi trâu, bò có kiểm soát theo quy mô gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, nâng tổng quy mô đến 2025 đạt trên 83.450 con; chăn nuôi lợn đạt 188.500 con. Phát triển đàn gia cầm với quy mô 928.000 con.

- Thủy sản: Tiếp tục mở rộng và phát triển diện tích cá ao đạt 460 ha; nuôi cá lồng thể tích 50.000m3; phát triển vùng nuôi cá nước lạnh quy mô 2.087m3. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt đến năm 2025 trên 1.200 tấn.

c) Về lâm nghiệp:

- Phát triển trồng mới 2.000 ha cây Quế tại các huyện: Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Phong Thổ; nâng tổng số diện tích cây Quế toàn vùng lên trên 3.000 ha.

- Trồng mới trên 265 ha cây Sơn tra tại các huyện: Nậm Nhùn, Than Uyên, Sìn Hồ; nâng tổng diện tích Sơn tra toàn vùng trên 1.050 ha.

- Phát triển trồng rừng kinh tế quy mô trên 3.000 ha.

d) Về giao thông nội đồng, thủy lợi, nước sinh hoạt:

- Giao thông nội đồng vùng chè cổ thụ:

+ Giai đoạn 2020 - 2025 hỗ trợ đầu tư mở mới từ 20 - 30km đường nội đồng vùng chè cổ thụ theo tiêu chuẩn đường cấp B để quản lý, chăm sóc, bảo vệ gắn với du lịch vùng chè tại các huyện: Phong Thổ, Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ.

+ Hỗ trợ mở mới nền đường, mức 500 triệu đồng/km theo đề án phát triển hạ tầng thiết yếu tại các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016 – 2020; hỗ trợ làm bê tông mặt đường mức 750 triệu/km (bao gồm cống và rãnh thoát nước ở một số vị trí xung yếu).

- Các cơ sở hạ tầng khác: Đối với các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt; đường trục xã, bản; đường nội đồng vùng chè, vùng lúa thực hiện theo các Chương trình hiện hành.

e) Về xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới. Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí của 06 xã đã đạt chuẩn; đến năm 2025 có 15 xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới đạt tiêu chí nông thôn mới. Bình quân tiêu chí đạt trên 15 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 10 tiêu chí (theo bộ tiêu chí hiện tại).

g) Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tiếp tục xây dựng, thực hiện và đưa các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao trình độ sản xuất cho người dân. Hằng năm bố trí ngân sách thực hiện các mô hình khuyến nông tập trung vào các sản phẩm chủ lực và sản phẩm có thế mạnh từng vùng nhằm nhân rộng mô hình và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, thúc đẩy sản xuất phát triển.

THƯ VIỆN VIDEO
Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định gợi mở 5 vấn đề tại ĐHĐB Hội Nông dân tỉnh Lai Châu
  • Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định gợi mở 5 vấn đề tại ĐHĐB Hội Nông dân tỉnh Lai Châu
  • Hướng tới giải Marathon báo Tiền phong lần thứ 64 tại tỉnh Lai Châu
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đối thoại với hộ sản xuất kinh doanh giỏi và cán bộ, hội viên nông dân
  • Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (Part 02)
  • Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (Part 01)
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

HỘI NÔNG DÂN TỈNH LAI CHÂU

Trụ sở cơ quan: Tầng 6, Nhà C, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Lai Châu

Điện thoại: 02133876428     Fax:

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trịnh Văn Tám - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Giấy phép số: 47/GP - TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lai Châu cấp ngày 24/08/2020

Ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin trên website này

Email: bbthndlaichau@gmail.com - Website : http://hoinongdan.laichau.gov.vn/ - Facebook: https://www.facebook.com/hoinongdantinhlaichau/

Đăng nhập hệ thống

Chung nhan Tin Nhiem Mang